Giải pháp Zero Export là tính năng được tích hợp trong Hệ thống điện mặt trời hoà lưới bám tải sử dụng trong trường hợp hệ thống điện mặt trời không thể thực hiện việc đo đếm và mua bán sản lượng điện với công ty điện lực. Trong giải pháp này, hệ thống điện mặt trời sẽ chỉ lấy điện áp tham chiếu từ lưới điện nhưng lại không xuất điện ra lưới.

Quyết định số 500/QĐ-TTg đã được Ban Chấp hành Trung ương thông qua với mục tiêu quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trong giai đoạn từ 2021 đến 2030, và tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu là đến năm 2030, 50% tòa nhà văn phòng và 50% hộ gia đình sẽ sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng tại chỗ và không cần bán điện vào hệ thống điện quốc gia)”.

Xem thêm: Điện mặt trời tự dùng 2023 – Giải pháp kinh tế, môi trường bền vững cho Việt Nam

Như vậy, sau gần 3 năm cơ chế mua điện với giá ưu đãi FIT 2 kết thúc (31/12/2020), Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt để tiếp tục khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là đối với các hệ thống tự sản, tự tiêu cho quy mô các hộ gia đình.

Hòa lưới bám tải (giới hạn công suất phát điện bằng giải pháp zero export) được xem là giải pháp tối ưu nhất. Khi công suất điện mặt trời lắp đặt lớn hơn phụ tải tiêu thụ thì cũng không đẩy điện dư thừa lên lưới, giảm chi phí tiêu thụ điện năng bị cộng dồn do phát điện dư thừa lên lưới khi chưa có điện kế 2 chiều. Mặt khác, sau khi có biểu giá mua bán điện mới và có điện kế 2 chiều thì có thể phát điện dư thừa lên lưới theo mong muốn của hộ gia đình. 

1. Giải pháp Zero Export là gì?

Zero Export là giải pháp nhằm đảm bảo rằng không có lượng điện năng dư thừa từ các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ được phát ngược trở lại lưới điện, từ đó giúp người dùng tối ưu hóa khả năng tiêu thụ điện. Khi sử dụng giải pháp này, biến tần chỉ cung cấp đủ năng lượng để đáp ứng nhu cầu sử dụng tải tiêu thụ của khách hàng (bám tải). Đặc biệt, đối với các chính sách mới về FIT 3 chưa có, Zero Export trở thành một giải pháp hữu ích cho việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, giúp người dùng tuân thủ quy định của Bộ Công Thương và địa phương về việc đảm bảo không phát điện lên lưới từ hệ thống điện mặt trời.

2. Nguyên lý làm việc của Zero Export

Khi áp dụng giải pháp Zero Export, hộ gia đình sẽ được lắp đặt Đồng hồ đo điện thông minh (Smart Meter) ở phía đầu tải, nơi giao nhau giữa lưới điện quốc gia, tải tiêu thụ và hệ thống điện mặt trời. Điều này sẽ giúp điều khiển và cấu hình đồng hồ thông qua phần mềm, hoạt động với điểm đặt tối đa và tối thiểu. Máy đo kết nối với Inverter thông qua cáp RS485 để theo dõi các dòng đo và điều khiển hoạt động.

Nhờ giải pháp này, khả năng phát công suất cực đại của Inverter được giới hạn, từ đó điều chỉnh năng lượng mặt trời theo tải tiêu thụ của tòa nhà mà không xuất điện ra lưới điện quốc gia. Tổng quát, hộ gia đình sẽ có một khoảng dãy công suất từ lưới điện đầu vào và một thiết bị tham chiếu công suất điện lưới để điều chỉnh công suất inverter phù hợp.

 

 

– Bước 1: Module Zero Export sẽ lấy công suất P từ tải trong thời gian T1.

– Bước 2: Sau đó Zero Export tính toán và so sánh công suất P tải và P phát điện từ hệ thống Solar trong khoảng thời gian T2

– Bước 3: Zero Export sẽ gửi lệnh điều khiển tới các Inverter để tăng/giảm công suất phát so với P tải tại bước 1.

Tổng thời gian điều khiển t được tính bằng: t = (T1+T2)*N + T3 (N chính là số biến tần trên chuỗi điều khiển).

 

Thời gian điều khiển của Zero Export phụ thuộc vào: 

– Tốc độ Baudrate của các thiết bị setting Modbus bao gồm đồng hồ kWh Meter, Inverter…

– Khoảng cách dây dẫn đến khoảng cách giữa các biến tần Inverter

– Chủng loại cáp điện dùng được dùng kết nối Modbus.

– Phụ thuộc vào số lượng Points (điểm lấy dữ liệu điều khiển/hiển thị/ tính toán…)

Một số dự án có sử dụng giải pháp Zero Export của Tona Syntegra Solar: 

Chuỗi 10 siêu thị GO! (BigC) trải khắp Việt Nam – 11MWp

Nhà máy Wanek Furniture – 6.359 kWp

 

3. Giải pháp zero export và hệ thống điện mặt trời tự sản, tự tiêu

Việc kết hợp giải pháp Zero Export với hệ thống điện mặt trời tự sản, tự tiêu mang lại nhiều lợi ích. Thay vì chỉ tạo ra năng lượng để sử dụng ngay lập tức và phát lượng điện dư thừa vào lưới điện, zero export giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng mặt trời trực tiếp trong cơ sở, đảm bảo sự ổn định, hiệu quả và tránh đi các chi phí phát sinh không đáng có do việc phát ngược lên lưới điện.

Khi chưa có chính sách mua bán điện từ EVN thì giải pháp hoà lưới bám tải là giải pháp tốt nhất hiện nay dành cho:

Chi phí triển khai giải pháp Zero Export ở quy mô hộ gia đình hoặc cơ sở kinh doanh cũng không quá cao. Đối với các hệ thống điện mặt trời chưa có sẵn và muốn tích hợp thêm thì chi phí cho việc lắp đặt thêm các thiết bị Zero Export dao động từ 2 triệu – 5 triệu (tuỳ vào công suất và Inverter). Ngoài ra, hiện nay trên thị trường cũng có nhiều thương hiệu Inverter tích hợp sẵn giải pháp Zero Export rất tiện dụng cho những hộ gia đình và cơ sở kinh doanh có nhu cầu lắp đặt mới.

Để không phải bối rối về các quy định và giải đáp thắc mắc liên quan đến giải pháp Zero Export cho hệ thống điện mặt trời tự sản, tự tiêu, quý khách có thể để lại thông tin liên lạc cho chúng tôi tại đây, hoặc gửi tin nhắn trực tiếp bằng bong bóng chat trên màn hình để nhận được tư vấn miễn phí từ đội ngũ kỹ sư của Tona Syntegra Solar.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *